Khi lựa chọn vật liệu hoàn thiện cho ngôi nhà. Bạn sẽ phải đứng trước vô số lựa chọn cho từng hạng mục trong đó có hạng mục cửa đi, cửa chính. Lựa chọn cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp, cửa kính hay cửa cuốn … có thể sẽ khiến bạn hết sức đau đầu. Hãy cùng Sao Việt so sánh và lựa chọn loại cửa phù hợp nhất nhé!
Cửa gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ loại gỗ sử dụng các loại dung môi keo và hóa chất kết kết dính, làm cứng kết hợp với các thành phần gỗ tự nhiên qua sơ chế để làm ra tấm gỗ.
Thuật ngữ gỗ công nghiệp dùng để phân biệt với loại gỗ tự nhiên là loại gỗ không cần sử dụng đến các hóa chất kết dính.
Và do đó. Cửa gỗ công nghiệp là các loại cửa được ứng dụng sản xuất từ chất liệu gỗ công nghiệp.
So với gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp có ưu điểm về giá và độ bền chịu các điều kiện mưa, nắng …. Trong thời buổi khi mà gỗ tự nhiên ngày một đắt và trở nên khan hiếm, cửa gỗ công nghiệp sinh ra là để lấp đầy chỗ trống, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa nạn khai thác gỗ lậu, trái phép.
Các loại cửa gỗ công nghiệp
1. Cửa gỗ HDF
Gỗ công nghiệp HDF (Hight Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp được tạo từ bột gỗ đã qua xử lý và nén ép cùng với keo, chất phụ gia dưới áp lực cao để tạo thành tấm định hình theo thiết kế yêu cầu.
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp HDF gồm:
Lớp 1: Khung xương được làm bằng gỗ tự nhiên đã được xử lý chống cong vênh co ngót và chống mối mọt.
Lớp 2: 2 tấm HDF định hình theo panel cửa. Có độ dày 3mm/tấm. giữa 2 tấm HDF và khung xương là chất liệu Honeycomb giữ cho cánh cửa luôn chắc chắn không bị cong vênh hay co ngót.
Lớp 3: Phủ sơn NC hoặc sơn PU để giữ độ bền cho cửa và tạo sự thẩm mỹ.
Cửa gỗ HDF Veneer: Bề mặt tấm HDF được tạo hình với vân gỗ tự nhiên veneer (xoan đào, tần bì, sồi, óc chó…) phủ nên và được sơn hoàn thiền bằng hệ sơn PU như so với các loại cửa gỗ truyền thống nên tạo ra dòng sản phẩm cửa tương đồng với cửa gỗ truyền thống nhưng giá thành lại thấp hơn và mẫu mã đẹp hơn
Cửa HDF: Có panel định hình nên thường sử dụng cho công trình nhà ở và thường dùng cho cửa thông phòng, cửa phòng ngủ…
2. Cửa gỗ MDF
MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.
Cửa gỗ công nghiệp bằng MDF có độ bền trung bình, khả năng chịu nước kém hơn so với cửa HDF, dễ trương nở nếu bề mặt cửa không được xử lý kỹ tuy nhiên giá cả lại rẻ chi phí đầu tư thấp và được sử dụng khá phổ biến.
Lớp 1: Khung xương được làm bằng gỗ tự nhiên đã được xử lý chông cong vênh co ngót, chống mối mọt
Lớp 2: 2 tấm MDF phẳng. Có độ dày 4,5mm/tấm, giữa 2 tấm MDF và khung xương là chất liệu honeycomb giữ cho cánh cửa luôn chắc thẳng, không bị cong vênh co ngót.
Lớp 3: Phủ sơn PU để giữ độ bền cho cửa và tạo nên sự thẩm mỹ.
Đặc biệt, nếu cửa gỗ MDF được làm từ sợi composite pha phụ gia chống ẩm thì có thể dùng dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt hay làm cửa gỗ công nghiệp, hoăc dùng làm cốt để dán ván lạng veneer lên hoặc phủ melamine lên bề mặt. Cửa gỗ MDF có giá thành chỉ bằng nửa giá cửa gỗ tự nhiên.
Cửa MDF là loại cửa phẳng không dập panel nên cửa MDF thường được sử dụng cho các công trình công cộng, các cơ quan làm việc hay cửa MDF còn gọi là cửa văn phòng, nhất là tại các văn phòng trọn gói cho thuê hiện nay
Cách phân biệt và so sánh cửa HDF và MDF
Chỉ cần nhìn xem cửa có dập Panel hay không là chúng ta dễ dàng phân biệt được đó là cửa HDF hay MDF. Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ cửa gỗ công nghiệp MDF và HDF rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng. Tùy mục đích sử dụng, hay sở thích, chúng ta chọn cửa phù hợp cho mình.
Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.
Chú ý khi lựa chọn cửa gỗ công nghiệp
Hiện nay, quá trình sản xuất đồ gỗ đều được tẩm hóa chất chống mối mọt và sấy khô để hạn chế co nhót, cong vênh, nhưng vẫn phải tính đến độ bền vững của vật liệu theo thời gian trước tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong việc làm đồ cửa gỗ công nghiệp, độ dày mỏng của gỗ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu bền vững của cửa. Gỗ càng dày cửa càng tốt, giảm thiểu bị cong vênh, giãn nở và tất nhiên giá cao hơn.
Để nhận diện được việc này, có thể xem bề dày gáy cánh cửa, hoặc gõ trên mặt ván để “nghe” độ dày mỏng của vật liệu. Hàng không cao cấp có những loại tấm gỗ panô cửa dày chỉ 7-8 mm, rất dễ bị xé. Thậm chí, chỉ mỏng 3-5 mm và được “dán” lên tấm ván ép hay ván gỗ tạp cho “có vẻ” dày dạn nhưng dạng này mau hỏng.
Một yếu tố nữa cũng thường gặp là nguyên liệu gỗ làm cửa còn dính giác (phần gỗ màu trắng sát vỏ cây, khác với phần lõi của cây gỗ). Giác gỗ là phần mau bị mục rã nhất. Nhưng khi đóng xong cửa, phần giác này được “mông má” lại bằng bả màu và véc ni vẽ, đánh lên cho hợp với vân và màu của gỗ phần lõi. Thoáng nhìn, khó nhận ra nhưng quan sát kỹ có thể phát hiện vì sẽ lộ cái nét thiếu tự nhiên của sắc diện gỗ.
Bảng giá cửa gỗ công nghiệp
*** Lưu ý: bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo và được lấy vào thời điểm chúng tôi viết bài này/
Cửa gỗ công nghiệp và cửa cuốn, sử dụng loại nào?
Qua các thông tin về cửa gỗ công nghiệp mà chúng tôi vừa giới thiệu có thể thấy rằng Cửa gỗ công nghiệp cho những cửa phụ trong nhà. nếu có làm cửa chính thì đa số dùng cho các công trình nhà chung cư, biệt thự …
Còn cửa cuốn đa số sử dụng cho nhà phố và cửa chính. Do đó tùy theo điều kiện thực tế để bạn đưa ra quyết định hợp lý!
*** Xem ngay Hình ảnh 50 công trình cửa cuốn đẹp
Bài viết liên quan:
- Cần nâng cao nhận thức người dân về an toàn và pccc
- Nên dùng cửa cuốn hay cửa sắt kéo cho nhà mặt phố
- 101+ mẫu cổng nhà đẹp bằng sắt, inox và nhôm đúc
- Cung cấp mạch điều khiển cửa cuốn các loại
- Kinh nghiệm xây nhà từ A đến Z ai xây nhà cũng nên biết
- 5 loại bộ tời cửa cuốn dành cho các công trình xây dựng để “khỏi lo bảo hành”
Ý kiến bạn đọc (0)