Tư vấn lựa chọn cửa chính cho ngôi nhà

Cửa nhà là một trong những thứ thông dụng nhất mà bất cứ chúng ta ai cũng từng biết và sử dụng hàng ngày, tuy nhiên có bao nhiêu loại cửa chính cho ngôi nhà có thể bạn chưa biết hết được hoặc bạn đang phân vân lựa chọn loại cửa nào để lắp đặt cho căn nhà mới đang xây. Bài viết này Sao Việt sẽ tổng hợp các loại cửa nhà, so sánh ưu và nhược điểm qua đó giúp bạn có thêm lựa chọn khi đang tìm hiểu loại cửa để lắp đặt cho ngôi nhà.

Cửa là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Cửa là một cấu trúc di chuyển được sử dụng để mở hay đóng một lối vào. Cửa thường di chuyển xoay quanh một trục (trụ hay cột) và có một bản lề để thay đổi vị trí của các cánh cửa hoặc có thể trượt hoặc xoay bên trong của một không gian nhất định. Khi mở cửa, công trình (tòa nhà, ngôi nhà…) có thể đón gió và ánh sáng. Cửa đóng lại tạo sự tách biệt tương đối với không gian bên ngoài, chống ánh nắng, giảm bớt tiếng ồn, có tác dụng bảo vệ, chống trộm cắp…

Ngoài ra cửa ra vào là quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan của đám cháy. Cửa là một trong những bộ phận gắn liền với ngôi nhà, nó cũng là một trong những nét nhấn, tạo thẩm mỹ cho ngôi nhà. Cửa có thể được bố trí từ các phía của ngôi nhà, tòa nhà nhưng thường là ở mặt trước (cửa chính, cửa cái) và cũng được bố trí để ngăn cách giữa các phòng trong một tòa nhà. Các cánh cửa thường được lắp các chốt, khóa. Cửa có thể làm bằng nhiều loại vật liệu từ tranh, tre, nứa, lá cho đến gỗ, sắt, thép, nhựa, kính….

Có bao nhiêu loại cửa?

Nếu không xét đến chất liệu để tạo nên bộ cửa hoặc vị trí lắp đặt mà chỉ xem xét đến cách hoạt động và thiết kế của cửa để phân loại, chúng ta có thể nhóm cửa thành 06 loại chính sau đây:

1. Cửa khép:

Là loại cửa thông dụng nhất thế giới với cấu trúc là các cánh cửa (một hoặc hai cánh) gắn vào một hoặc hai trục hoặc bám vào tường nhà

cửa khép

Cửa khép được sử dụng cho cả cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, cửa cổng … và có thể làm được từ mọi chất liệu phổ thông nhất như: Gỗ, kim loại, nhựa, kính cường lực vv.vv. vậy nên đây là loại cửa được sử dụng từ lâu đời nhất và phổ biến nhất trên toàn thế giới.

2. Cửa sập

Cửa sập là một cánh cửa được định hướng theo chiều ngang trong một sàn nhà hoặc trần nhà, khi đóng hoặc mở thì có thao tác chuyển động theo chiều dọc của ngôi nhà

Cửa cuốn cũng có thể được coi là một dạng cửa sập nhưng đã được cải tiến khá nhiều khi phần cửa có thể cuộn lại giúp giảm không gian và thuận tiện cho sử dụng.

3. Cửa kéo

Cửa kéo là loại cửa đóng mở theo chiều ngang của ngôi nhà, thông thường cánh cửa nằm trên một thanh trượt cho phép nó có thể di chuyển tới lui

cửa kéo tay

Trong nhiều năm trở lại đây, cửa kéo được sử dụng phổ biến hơn, nhất là các cửa hàng tạp hóa hoặc bán lẻ nhỏ và các ngôi nhà cấp 4 kiểu cũ

4. Cửa xoay

Cửa xoay là loại cửa có các bản lề gắn xoay quanh một trục, khi người bước vào cần đẩy vào cửa

Cửa xoay

Cửa xoay thường sử dụng tại các khách sạn, tòa nhà văn phòng cao cấp hoặc nhưng không gian sang trọng nhưng lưu lượng người ra vào không nhiều.

5. Cửa lùa

Cửa lùa có kết cấu tương đối giống cửa kéo nhưng ở đây cửa là liền tấm. Cửa lùa có thể sử dụng sức tay để đóng – mở hoặc sử dụng công nghệ để cửa có thể tự động đóng mở.

cửa lùa

Cửa lùa tự động  Là các loại cửa được gắn trong thang máy hoặc các công trình hiện đại, tối tân, cửa có gắn bộ cảm ứng, điều khiển cho phép nhận thông tin người đi lại để mở hoặc đóng.

6. Cửa cuốn:

Cửa cuốn là một loại cửa gồm nhiều nan song song nối vào nhau hoặc liền tấm nhưng có thể cuộn tròn lại. Cửa cuốn thường được sử dụng lắp đặt tại cửa chính hoặc cửa sổ & được nhiều gia đình ưa thích sử dụng bởi tính thẩm mỹ và an toàn.

cửa cuốn

Cửa cuốn được sử dụng rộng rãi cho các loại công trình: cửa nhà, cửa nhà xưởng, cửa kho bãi, cửa sổ vv.vv

Lựa chọn loại cửa gì cho ngôi nhà?

Chúng ta đã biết sơ bộ về các loại cửa có thể lắp đặt cho cửa đi chính. Hãy cùng xem các đặc điểm và so sánh để lựa chọn loại cửa phù hợp nhất.

1. Cửa gỗ tự nhiên

Ưu điểm: Cửa gỗ Đã đồng hành với con người qua chiều dài hàng ngàn năm. Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên là cách âm, cách nhiệt tương đối tốt, sang trọng, hợp với văn hóa của người Việt Nam. Đặc biệt, chất liệu gỗ cũng rất dễ tạo hình, khắc, đánh bóng để tạo điểm nhấn cho từng không gian sống.

cửa gỗ

Nhược điểm: Tuy nhiên, song hành với những ưu điểm đó, cửa gỗ cũng có nhiều nhược điểm như nặng, dễ bị mối mọt nếu nơi ở ẩm thấp, gỗ không được xử lý kĩ, và quan trọng nhất, mức giá cửa gỗ tự nhiên khá cao, trung bình từ 1,7 đến hơn 2 triệu đồng/m2.

Cửa gỗ còn có nhược điểm là cần không gian tương đối lớn (bằng kích thước rộng của cửa) để có thể đóng/mở được cửa.

Hiện tại cửa gỗ còn được chế tác thiết kế kết hợp với kính giúp giảm giá thành, tăng tính sang trọng.

Cửa gỗ thường được sử dụng cho các thiết kế nhà dạng biệt thự riêng biệt hoặc các thiết kế nhà cao, rộng rãi và mang hơi hướng tân cổ điển.

2. Cửa sắt kéo – tôn

Ưu điểm: Cửa sắt thường được chế tạo bằng cách hàn lắp ghép nhiều loại sắt có quy cách khác nhau. Vị trí của cửa sắt thường ở tường đầu hồi hay mặt tiền. Cửa sắt có độ an toàn cao, kích thước của cửa sắt rất linh hoạt, thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng của gia chủ.. Ngoài ra cửa kéo sắt còn có ưu điểm giá rẻ.

cửa kéo sắt

Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của loại cửa này là khá ồn ào mỗi khi đóng, mở, đồng thời trong quá trình sử dụng dễ bị han gỉ cùng mưa nắng. Ngoài ra đa phần các mẫu mã cửa này còn khá thô, kém tinh tế. Đối với những gia đình dùng cửa sắt, nên lưu ý bảo dưỡng, tra dầu thường xuyên để tăng tuổi thọ của cửa.

Cửa tôn sắt phù hợp với nhà mặt phố, các hộ kinh doanh hoặc cửa hàng nhỏ muốn có loại cửa tiết kiệm không gian, giá rẻ.

3. Cửa khung nhôm kính

Ưu điểm: Với hàng loạt ưu điểm như nhẹ, bền, chống nước hoàn toàn, không gỉ, dễ làm sạch lau chùi, có cả vân giả gỗ, càng ngày cửa nhôm càng được ưa chuộng trong các căn nhà, đặc biệt là nhà diện tích nhỏ. Có thể kết hợp dễ dàng cùng nhiều loại kính khác nhau, rất tiện để dùng làm cửa các phòng chức năng (như phòng ngủ, phòng bếp…) trong nhà.

cửa lùa
Cửa khung nhôm kính đang dần được ưa chuộng hơn

Nhược điểm: Nhược điểm của loại cửa này là do đặc tính dẫn nhiệt rất tốt, cửa nhôm dễ bị thất thoát nhiệt khi sử dụng ở phòng điều hòa máy lạnh. Khi sử dụng thời gian dài cửa dễ bị sa xệ vì sử dụng đinh rive làm liên kết, ngoài ra loại cửa này gây ồn mỗi khi đóng mở do vật liệu kim loại cọ lên nhau nếu sử dụng hệ trượt.

Mặt khác cửa khung nhôm kính không được đánh giá cao về độ an toàn nên thường ít được sử dụng làm cửa chính.

4. Cửa kính

Ưu điểm: Cửa kính sang trọng, mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát, thuận lợi cho phòng lạnh cần cách âm, nhiệt mà vẫn đảm bảo được ánh sáng cho không gian sống. Ưu điểm lớn nhất của kính là vật liệu ngăn che nhưng vẫn cho ánh sáng truyền qua. Loại cửa này phản ánh sự hiện đại và tiện nghi của một căn nhà đồng thời giúp lấy sáng cho những ngôi nhà nhỏ, bí.

Cửa thủy lực 2 cánh

Nhược điểm: Tuy đẹp, sang trọng nhưng cửa kính khá đắt tiền. Đồng thời với nhưng ngôi nhà ở hướng Tây hoặc Đông, cửa kính sẽ hấp thu nhiệt lượng, làm không gian trong phòng nóng hơn. Việc hiểu rõ công dụng của kính và biết áp dụng đúng sẽ tăng giá trị và nét thẩm mỹ của căn nhà.

*** Tham khảo ngay các mẫu cửa kính

5. Cửa nhựa lõi thép

Về cơ bản cửa nhựa lõi thép cũng tương đối giống cửa nhôm kính hay cửa kính khung gỗ nhưng thay vì được chế tác thủ công, cửa nhựa lõi thép được thiết kế công nghiệp theo các tiêu chuẩn kích thước sẵn có.
Ưu điểm: Với nhiều ưu điểm như khả năng cách âm – tốt, không bị oxi hoá, không bị ngả màu, cong vênh trong quá trình sử dụng, cửa nhựa lõi thép ngày càng được sử dụng nhiều, đặc biệt là ở các công trình thuộc hạng mục khách sạn, nhà hàng.
Cửa nhựa lõi thép

Nhược điểm: Với những người quan tâm đến hình thức thì nhược điểm lớn nhất của loại cửa này chính là kém đa dạng về mẫu mã, màu sắc khi không thiết kế được những mẫu mã đòi hỏi các chi tiết hoa văn mỹ thuật cao cấp. Thêm vào đó, giá thành loại cửa này cao hơn so với các loại cửa khác và trên thị trường cũng có nhiều loại hàng kém chất lượng nên hãy lưu ý mua hàng chính hãng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

6. Cửa cuốn

Là loại cửa có mặt khá muộn ở thị trường Việt Nam, nhưng nhờ nhiều ưu điểm như: độ an toàn cao, đa dạng về màu sắc, mẫu mã lại tiết kiệm diện tích, cửa cuốn nhanh chóng được nhiều người tin tưởng lựa chọn trong cả công trình nhà ở, trung tâm thương mại, kho hàng, ….

Đặc biệt những loại cửa cuốn hiện đại ngày nay còn được trang bị nhiều công nghệ hiện đại như công nghệ ARC – chống sao chép mã số mở cửa, chốt ly hợp giúp mở cửa bằng tay đơn giản khi mất điện, bộ đảo chiều không dây và cảm biến hồng ngoại giúp cửa có khả năng tự động đảo chiều khi gặp chướng ngại vật, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và vật nuôi trong gia đình.

Cùng với đó các tính năng điều khiển từ xa hay giám sát mở cửa từ xa qua điện thoại giúp cửa cuốn ngày càng được ưa chuộng.

Bộ cửa cuốn hoàn thành

Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của cửa cuốn hiện nay có lẽ là có quá nhiều loại cửa cuốn khiến khách hàng phân vân. Trên thực tế, bên cạnh cửa cuốn chính hãng của những thương hiệu có uy tín còn xuất hiện nhiều loại cửa cuốn do cá nhân tự lắp đặt với chất lượng không đảm bảo, dễ bị hỏng hóc, khi đóng mở khá ồn ào và thường không được tích hợp các thiết bị thông minh dẫn đến nguy cơ kém an toàn khi sử dụng.

Bởi vậy nếu lựa chọn cửa cuốn, hãy chắc chắn rằng bạn lựa chọn cửa cuốn chính hãng của những hãng cửa uy tín để đảm bảo chất lượng lâu dài.

*** Xem thêm Các mẫu cửa cuốn đẹp

Vậy. Lựa chọn loại cửa nào để lắp cửa chính cho gia đình?

Với những thiết kế nhà theo phong cách biệt thự riêng biệt hoặc các thiết kế phong cách classic, cửa gỗ sẽ là lựa chọn tốt. Đối với các công trình sang trọng, tòa nhà hoặc khách sạn, khách hàng nên cân nhắc các mẫu cửa kính.

Muốn tối ưu chi phí cho cửa hàng hoặc các công trình ki ốt, bạn có thể xem xét các loại cửa kéo, cửa lùa.

Nếu với các công trình nhà dân dụng, nhà phố bạn có thể lựa chọn cửa cửa nhôm kính, tuy nhiên khi lắp cửa nhôm kính bạn vẫn cần thêm cửa sắt hoặc cửa cổng bên ngoài để đảm bảo được an toàn nhất.

Hoặc bạn có thể lựa chọn cửa cuốn với các tính năng hiện đại và an toàn hàng đầu và đang rất được ưa chuộng.

Liên hệ Sao Việt khi bạn cần tư vấn về cửa cuốn.

dailycuacuon.vn
Tổng hợp

Ý kiến bạn đọc (0)