Công nghệ chống phá mã cửa cuốn – Những điều bạn cần biết

Công nghệ chống phá mã cửa cuốn là gì?

Ảnh chíp 2 hàng chân (DIP) lưu trữ hàng tỷ mã khóa, được đặt trong điều khiển cửa cuốn có sử dụng công nghệ chống phá mã cửa cuốn hiện đại:

Chống phá mã cửa cuốn là một trong những  công nghệ mới hiện nay, giúp giải quyết khá triệt để nạn dò khóa cửa cuốn, phá mã Cửa cuốn đã và đang rất nhức nhối trong dân. Công nghệ này giúp nâng số lượng mã khóa có chứa trong điều khiển cửa cuốn từ 256-4096 mã, lên đến 3,5 tỷ mã. Điều này khiến cho các chộm dò mã cửa cuốn sẽ phải rất khó khăn (gần như là không thể) để có thể phá mã cửa cuốn.

Vậy, cụ thể công nghệ này ra sao? Trước tiên, chúng ta hãy đi vào tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử của công nghệ chống phá mã có ẩn chứa trong chiếc điều khiển cửa cuốn của bạn nhé. 

Lịch sử phát triển của công nghệ chống phá mã cửa cuốn

Vào thời điểm lần đầu tiên điều khiển cửa cuốn được phát minh (năm 1926), người sáng chế hầu như không hề nghĩ rằng công nghệ này của mình có thể được đưa vào áp dụng trên toàn cầu. Chính vì vậy, “họ” (có 2 người đồng sáng chế ra điều khiển cửa cuốn – tìm hiểu thêm tại đây) hầu như không hề nghĩ đến việc phải bảo mật cao cho cửa cuốn.

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền chống phá mã cửa cuốn

Ở giai đoạn đầu tiên, điều khiển cửa cuốn được thiết kế mà không hề có một bảo mật nào. Chúng sẽ phát ra một tần số nhất định đến máy thu, máy thu tiếp nhận và kích hoạt mở ổ khóa. Tần số được sử dụng là loại tần số có bước sóng dài, có phạm vi ảnh hưởng khá rộng. (loại tần số thường được sử dụng để kích hoạt bom trong thế chiến 2)

Chính vì vậy, hàng xóm của bạn hoàn toàn có thể mở cửa nhà bạn bằng bất kể chiếc điều khiển cửa cuốn nào có trên thị trường. Khi mà họ cách xa bạn cả trăm mét. Vào thời gian này, điều khiển cửa cuốn cũng đã được đưa vào sử dụng trên phạm vi rất rộng. Điều này khiến cho nhà sáng chế buộc phải cải thiện vấn đề bảo mật cho cửa cuốn.

Giai đoạn 2: Công nghệ chống phá mã cửa cuốn sơ khai

Hình ảnh điều khiển cửa cuốn sử dụng công nghệ chống phá mã cửa cuốn sơ khai bằng 8 mã khóa được đặt sẵn trong điều khiển

Từ những khó khăn trên, họ bắt đầu tiến hành nghiên cứu và cải tiến thiết bị điều khiển cửa cuốn. Từ sóng có tần số dài, họ bắt đầu chuyển sang các sóng có tần số thấp hơn: các sóng có tần số từ 300-400 MHz. (tương đương với tần số của các thiết bị điều khiển hiện nay). Mặc dù để đến khi họ nhìn thấy khó khăn này, cũng phải mất đến gần 60 năm sau.

Đặc biệt, mỗi điều khiển chỉ phát ra một tần số trong dải trên. Điều này khiến cho việc hàng xóm ở phạm vi xa cũng có thể mở được cửa nhà kho bạn, và hạn chế được tình trạng trùng dải tần số. Tuy nhiên, chỉ có 100 tần số khác nhau, trên hàng ngàn, hàng triệu chiếc điều khiển cửa cuốn sẽ không giải quyết triệt để được tình trạng trùng lặp tần số.

Chính vì vậy, họ cho thêm vào điều khiển cửa cuốn một bộ cài mã (bao gồm từ 8 – 12 bộ cài mã số), và chủ nhà sẽ phải cài sẵn 8 – 12  số này trên cả hai máy thu (điều khiển)  máy phát. Đây là dạng công nghệ chống phá mã cửa cuốn hết sức sơ khai, nhưng vẫn được dùng rất nhiều hiện nay tại một số các dòng cửa cuốn giá rẻ.

Nhược điểm của công nghệ chống phá mã này đó là sức mạnh bảo mật rất yếu. Chỉ có 8 – 12 số khiến cho số lượng mã có trong chiếc điều khiển chỉ rơi vào từ 28 = 256 đến 212 = 4.096 mã. Kẻ chộm chỉ cần dùng một máy dò mã là có thể phá mã cửa cuốn chỉ trong vòng vài giây!

Và điều này đã thực sự xảy ra tại Việt Nam. Bạn có thể xem thêm một số bài báo nói về cách phá mã cửa cuốn của kẻ chộm tại đây: Trộm phá khóa cửa cuốn bằng cách nào? 

Giai đoạn 3: Công nghệ chống phá mã cửa cuốn hiện đại

cong-nghe-dieu-chong-pha-ma-cua-cuon-hien-dai

Trước thực trạng cửa cuốn bị phá mã quá dễ dàng, người ta bắt đầu tính đến việc nâng cao bảo mật hơn cho cửa cuốn. Và thay vì phát ra một mã số có độ dài từ 8 – 12 chữ số (tương đương với 8 đến 12 công tắc có trên máy), công nghệ chống phá mã mới này sử dụng một con chíp 2 hàng chân (DIP), lưu khoảng 3,5 tỷ mã khác nhau, liên tục đảo mã sau mỗi lần mở cửa, khiến cho công việc dò mã trở lên vô cùng khó khăn.

Cách thức hoạt động của công nghệ này rất an toàn. Khi điều khiển gửi một mã chính xác đến bộ thu, cửa mở và bộ thu và điều khiển sẽ tự động tạo ra một mới để được xác nhận trong tương lai. Công nghệ này sẽ giúp ngăn chặn tội phạm ghi lại mã số và phát lại mã này để mở chộm cửa cuốn trong tương lai. 

Công nghệ chống phá mã cửa cuốn tại Việt Nam

Công nghệ ARC (Austmatic Rolling Code) là công nghệ chống phá mã cửa cuốn do tập đoàn Austdoor phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam phát triển. Công nghệ chống phá mã cửa cuốn an toàn này được xây dựng dựa trên nền tảng thuật toán mã hóa công khai RSA – thuật toán được sử dụng để phát triển công nghệ Tonkey đang được các ngân hàng nổi tiếng trên thế giới ứng dụng. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về bảo mật cho cửa cuốn.

Cửa cuốn Austdoor - dòng cửa cuốn có sử dụng công nghệ chống phá mã cửa cuốn hiện đại tại Việt Nam

Công nghệ chống phá mã cửa cuốn hiện đại áp dụng công nghệ ARC khi công nghệ này làm việc nó có khả năng sinh ra hàng tỷ mã ngẫu nghiên khác nhau, không lặp lại sau mỗi lần sử dụng, thay đổi liên tục sau mỗi phiên làm việc của cửa cuốn thay vì mã cửa cuốn cố định như trước.

Khi người sử dụng bấm nút điều khiển cửa cuốn thì các mã điều khiển sẽ được sinh ra và ngay sau đó mã ngẫu nhiên này sẽ tự động bị hủy và được thay thế bằng một mã ngẫu nhiên khác. Nhờ vậy mà kẻ gian không thể sao chép mã điều khiển, phá mã cửa cuốn được. Những mẫu cửa cuốn được tích hợp công nghệ chống phá mã cửa cuốn này thường là những mẫu cửa cuốn chống trộm hiệu quả nhất.

Nói về công nghệ chống phá mã cửa cuốn hiện đại này đại diện tập đoàn cửa cuốn Austdoor Ông Dương Thạch Nguyên – phó tổng giám đốc Tập đoàn Austdoor khẳng định: “Với hàng tỉ mã ngẫu nhiên trong công nghệ ARC, tự động thay đổi mã sau mỗi phiên làm việc, hộp điều khiển tín hiệu cửa cuốn Austdoor miễn dịch hoàn toàn với mọi thiết bị dò sóng sao chép phá mã cửa cuốn”.

Trên thực tế thì thiết bị này cũng được kiểm nghiệm và đã đạt thành công  trong việc chống phá mã cửa cuốn trên tất cả các mẫu cửa cuốn tự độngcửa cuốn điện.

Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy trên thị trường còn có thiết bị chống phá mã cửa cuốn tích hợp công nghệ bảo mật ASE được chính phủ Hoa Kỳ phê chuẩn cho NASA sử dụng để truyền thông tin tuyệt mật và bảo vệ hệ thống an ninh quốc gia.


Trên đây là một số các thông tin bạn cần biết về công nghệ chống phá mã cửa cuốn và cách thức hoạt động của các công nghệ này. Qua phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã thấy được nguyên nhân tại sao cửa cuốn bị phá khóa quá dễ dàng đến như vậy? Và cũng biết được công nghệ chống phá mã cửa cuốn nào là cần thiết cho gia đình bạn.

Để đảm rằng chiếc cửa cuốn của bạn đang ở trạng thái bảo mật an toàn nhất, hãy tham khảo và áp dụng các cách chống phá khóa cửa cuốn được giới thiệu trong bài sau: Chống phá khóa cửa cuốn hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo các dòng cửa cuốn có sử dụng công nghệ chống phá mã cửa cuốn mới nhất hiện nay tại đây:


CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SAO VIỆT

ADD: Số 50C ngõ 87 Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0989 308 964

Ý kiến bạn đọc (0)